Mồ hôi toát ra từ lỗ chân lông đúng hay sai?

Ngày đăng: 12/07/2019 07:55AM | Lượt xem: 5416

Trời nóng kinh người, cao nhất xấp xỉ 40 độ C, khiến tôi nghĩ đến toát mồ hôi và đến lỗ chân lông. Mồ hôi có phải thoát ra từ lỗ chân lông không? Và cơ chế của ra mồ hôi là gì?

Trước kia, tôi vẫn đinh ninh rằng mồ hôi thoát ra từ lỗ chân lông. Tôi đoán đến 99% người Việt cũng nhầm như thế. Vì sách báo lâu nay vẫn dạy thế. NgayTừ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng 2011 (in lần thứ 4 có sửa chữa) cũng định nghĩa mồ hôi là "chất nước bài tiết qua lỗ chân lông", còn lỗ chân lông là "lỗ rất nhỏ ngoài da, chỗ chân lông, nơi mồ hôi tiết ra". Các từ điển khác cũng định nghĩa tương tự. Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức xuất bản thời Pháp ở mục mồ hôi thì dẫn người đọc sang mục bồ hôi với định nghĩa "một thứ nước ở trong người theo lỗ chân lông mà bài tiết ra ngoài".

Cho đến một ngày vào năm 2008, tôi được giao việc dịch các hình minh họa của cuốn Từ điển Bách khoa Britannica (tên gốc Britannica Concise Encyclopedia) và bắt gặp hình "Cấu tạo da", tôi mới phát hiện ra điều kỳ lạ: lỗ mồ hôi không có lông! Trong hình vẽ, tuyến mồ hôi giống như 1 cuộn chỉ rối ở dưới da rồi đi ra ngoài da mà không hề có cái lông nào trong lỗ đó. Cái lỗ thoát của tuyến mồ hôi được ghi là pore. Lông thì mọc ra từ lỗ khác. Toàn bộ phần chân lông nằm trong 1 cái hốc gọi là hair follicle (bao lông hoặc nang lông). Cái lỗ thoát mồ hôi (pore) tôi bèn dịch là lỗ, đơn giản là lỗ!

Cái lỗ chân lông đích thực không chứa tuyến mồ hôi mà chỉ chứa tuyến bã (còn gọi là tuyến nhờn). Tuyến bã  tiết ra chất nhờn đổ lên trên bề mặt da để giữ ẩm cho da.

Cái lỗ chân lông đích thực không chứa tuyến mồ hôi mà chỉ chứa tuyến bã (còn gọi là tuyến nhờn). Tuyến bã  tiết ra chất nhờn đổ lên trên bề mặt da để giữ ẩm cho da.

Khi phần dịch đó được gửi cho phía Công ty Mỹ Encyclopaedia Britannica, Inc giữ bản quyền bản gốc để họ kiểm tra nội dung dịch, họ có ý kiến là chữ “lỗ” phải được dịch thành “lỗ chân lông”! Tôi đã phản hồi rằng: Dịch như thế không chính xác cả về nghĩa của từ pore lẫn thực tế, vì đây là lỗ của tuyến mồ hôi không có lông (có lông mới có “chân lông”) đi kèm, nhìn hình minh họa là thấy ngay điều đó (chữ “pore” chỉ vào lỗ không có lông). Chỉ lỗ nào có lông mọc lên thì mới là “lỗ chân lông”.

Trong cuốn Sinh học lớp 8, bài Da (trang 132) cũng có hình vẽ cấu tạo da (xem hình dưới), trong đó tuyến mồ hôi (chú thích 3) chạy ngoằn ngoèo lên bề mặt da cũng không có lông, trong khi lông và bao lông (chú thích 6) cùng với tuyến nhờn (chú thích 7) mọc ra từ chỗ khác, không liên quan.

Sách giáo khoa về cấu tạo của da và lỗ chân lông, tuyến mồ hôi

Sách giáo khoa về cấu tạo của da và lỗ chân lông, tuyến mồ hôi

Vậy mà quan niệm sai lầm vẫn khá phổ biến cho đến nay.

Ghi chú: Xem thêm hình chụp lại cấu tạo da của Sinh học lớp 8, rõ hơn ở phần comment.

P.S. Nói thêm: tại sao lại có quan niệm mồ hôi thoát ra lỗ chân lông? Tìm hiểu thêm thì thấy cơ thể có 2 loại tuyến mồ hôi:

1) eccrine [sweat] gland (tuyến mồ hôi thể dịch) được mô tả trong các hình trên và có ở nhiều nơi trên da, tách rời với lỗ chân lông. Chữ eccrine được dịch là xuất tiết hay thủy dịch, và eccrine sweat gland được gọi là tuyến mồ hôi thủy dịch hay tuyến mồ hôi toàn vẹn. Nó chỉ tiết ra mồ hôi dạng nước mà không có các tế bào chất bị rụng theo. Ta quen gọi là loại mồ hôi thường hay mồ hôi nước.

2) apocrine [sweat] gland (tuyến tạo mùi - mồ hôi dầu) chỉ có ở những vùng có tóc và lông dày như nách, đầu, bộ phận sinh dục. Đầu trên của các tuyến này nhập vào lỗ chân lông. Từ apocrine này được dịch không thống nhất, chỗ thì dịch là tiết rụng đầu, tiết hủy đầu, chỗ thì dịch là đầu hủy. Tuyến loại này khi tiết mồ hôi có rụng thêm các tế bào chất mà trong thành phần có các hợp chất amoniac, axit béo... Chính các vi khuẩn phân huỷ các axit béo này và tạo ra mùi hôi. Ta quen gọi là loại mồ hôi dầu.

Tóm lại là chỉ ở 1 số vùng như nách, đầu, bộ phận sinh dục thì tuyến mồ hôi mới nhập với chân lông trước khi lên đến bề mặt da.

Nguồn: Nguyễn Việt Long - Tổng hợp

Xem thêm chi tiết về các sản phẩm Máy chữa ra mồ hôi Tay chân Nách Dermadry

Xem thêm:

Kiến thức đầy đủ về điều trị bệnh tăng tiết tuyến mồ hôi 

Bạn có bị đổ mồ hôi nhiều không? (Tăng tiết mồ hôi - Hyperhidrosis) 

Tại sao cơ thể lại ra nhiều mồ hôi hơn người bình thường 

Bình luận bài viết
Tin mới

076 6161 369