Hiểm họa không ngờ từ ngâm lá trầu không chữa ra mồ hôi
Việc sử dụng lá trầu đun, uống hay ngâm được những người bị ra mồ hôi tay chân chia sẻ khá nhiều và là phương pháp điều trị dân gian. Tuy nhiên lá trầu không có thực sự an toàn? Dưới đây là một chia sẻ của bác sĩ Hoàng Văn Tâm với mọi người về một ca lâm sàng hay về viêm da tiếp xúc giảm sắc tố giống bạch biến do lá trầu không.
Chỉ sau 1 tuần ngâm tay chân bằng lá lốt, sắc tố da trên bàn tay đã thay đổi
Đây là ca lâm sàng hiếm và kì lạ trên y văn bởi vì lá trầu không được ghi nhận gây chứng loang lổ tăng giảm sắc tố nhiều hơn là giống bạch biến. Với lại để gây được tổn thương trắng như này khi dùng monobenzen cần mất vài tháng tới vài năm. Bệnh nhân này sau 1 tuần đã bị mất hoàn toàn sắc tố.
Cô gái bị tăng tiết mồ hôi chân, nghe nói ngâm lá trầu không làm giảm bệnh. Thế là hì hục làm theo!
Chứng bạch biến - Hiểm họa không ngờ từ Lá trầu không khi dùng chữa ra mồ hôi tay chân
2 chân ngâm, tay phải tưới “bonus” cho mu và cẳng chân, tay trái lướt facebook và cái kết không thể đắng lòng hơn...
Bác sĩ đã cho chiếu tại UVB và bôi tacrolimus nhưng sau 1.5 tháng không đỡ. Và phải chuyển sang phác đồ điều trị dùng excimer phối hợp tacrolimus mới có dấu hiệu giảm dần.
Nhiều bạn thấy việc ngâm chân tay bằng lá lốt có thể khiến sắc tố da thay đổi còn nảy ra ý tưởng rửa mặt bằng nước lá trầu không hay tắm trắng.. tuy nhiên bác sĩ cũng khuyến cáo việc làm này có thể gây ung thư da về lâu dài.
Vì vậy, bệnh nhân bị tăng tiết ra mồ hôi tay chân cần chú ý khi sử dụng lá trầu không và một số các phương pháp điều trị không có cơ sở khoa học trong điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi của mình. Trên thế giới hiện nay có 5 phương pháp điều trị ra mồ hôi tay chân được công nhận:
- Sử dụng các loại lăn khử chống mồ hôi chứa thành phần muối nhôm, dùng thuốc chống mồ hôi
- Phương pháp ngâm điện di ion (được sử dụng phổ biến hiện nay trên thế giới và được đánh giá cao trong hiệu quả điều trị, an toàn cho bệnh nhân)
- Phương pháp điều trị vi sóng (Miradry) - chủ yếu dùng cho điều trị ở nách)
- Phương pháp botox
- Phương pháp phẫu thuật cắt hạch giao cảm (ETS) - Phương pháp trị liệu cuối cùng và cần cân nhắc tư vấn kỹ vì rủi ro nhiều, bù trừ cao và ít được áp dụng ở các nước tiên tiến. Bệnh nhân nên sử dụng các phương pháp đã nêu trên trước khi quyết định cắt mổ.
Nếu thấy cơ thể ra mồ hôi quá mức, gây ảnh hưởng đến công việc và giao tiếp, bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để khám và tư vấn điều trị đúng cách.
Nguồn: Bác sĩ Hoàng Văn Tâm - Bệnh viện Da liễu
Xem thêm:
- Áo chuyên dụng cho người bị ra mồ hôi nách giúp bạn tự tin trong cuộc sống và giao tiếp
- Tại sao cơ thể lại ra nhiều mồ hôi hơn người bình thường
- Bạn có bị đổ mồ hôi nhiều không? (Tăng tiết mồ hôi - Hyperhidrosis)
Xem thêm:
- Ra mồ hôi quá nhiều có ảnh hưởng đến sức khỏe 06/07/2019
- Giải thoát khỏi căn bệnh ra mồ hôi tay chân sau 30 năm 05/07/2019
- Mồ hôi có nhiều màu không? 05/07/2019
- Những điều cần biết về bệnh tăng tiết mồ hôi 05/07/2019
- Chữa ra mồ hôi bằng điện di ion - Nguyên lý và hiệu quả 05/07/2019
- Dermadry - Máy chữa ra mồ hôi được phê duyệt từ CPMA 23/06/2019
- Những con số chân thực về bệnh tăng tiết mồ hôi tay chân 04/06/2019
- Bệnh tăng tiết ra mồ hôi tay chân có di truyền không? 24/05/2019
- Giúp đỡ trẻ em khi bị tăng tiết ra mồ hôi tay chân 24/05/2019
- 10 Mẹo giảm đồ mồ hôi quá nhiều ở phụ nữ 30/04/2019