Màu da chân tay bất ngờ biến sắc sau khi ngâm lá trầu không

Ngày đăng: 18/10/2019 08:53PM | Lượt xem: 1094

Việc sử dụng lá trầu không để đun làm nước ngâm chân tay khi bị ra mồ hôi nhiều vốn thường được truyền miệng là hiệu quả trong việc làm giảm ra mồ hôi. Tuy nhiên phương pháp này hoàn toàn không có cơ sở khoa học thậm chí có thể gây giảm sắc tố giống bệnh bạch biến. 

Dưới đây là chia sẻ của bác sĩ Hoàng Văn Tâm - Bác sĩ chuyên khoa Bệnh viện Da liễu Trung Ương về bạch biến do ngâm bằng nước lá trầu không:

"Trước mình chia sẻ với các bạn về các trường hợp tăng giảm sắc tố kiểu rắc hoa giấy khi sử dụng cao lá trầu không, đắp lá trầu không để điều trị rám má…

Hôm nay mình xin chia sẻ một ca khác có biểu hiện giống bạch biến do ngâm lá trầu không điều trị mồ hôi tay chân. Đây là ca lâm sàng hiếm được báo cáo trên y văn. Vì lá trầu không chủ yếu được ghi nhận gây chứng tăng giảm sắc tố loang lổ ở mặt.

Màu da chân tay bất ngờ biến sắc sau khi ngâm lá trầu không

Cô gái trẻ khoảng 20 tuổi, 4 năm trước bị ra mồ hôi chân. Không biết lấy thông tin từ đâu cho rằng ngâm nước lá trầu không làm giảm bệnh. Cô gái làm theo: ngâm 2 chân vào chậu nước chứa lá trầu không, để tăng hiệu quả cô gái lấy tay phải vớt nước tưới thêm vào mu và cẳng chân.

Để giết thời gian, tay phải tưới chân tay trái cầm điện thoại lướt facebook (may mắn thay cho cái tay này). Ngày hôm sau: tay phải và 2 chân xuất hiện đỏ da, sau vài ngày bong vảy và tạo hình ảnh giống như bạch biến. 4 năm tiếp theo là quãng thời gian cô gái vật vã điều trị bằng thuốc uống, thuốc bôi nhưng hiệu quả chỉ là con số 0. Tuyệt vọng, cô gái tham gia hội bạch biến và biết tới mình.

Lúc tới khám mình chẩn đoán luôn là bạch biến (do quan liêu) vì tổn thương rất điển hình. Sau 1 hồi khám, giật mình nhận thấy: nếu là bạch biến thì phải cả 2 tay đều phải bị, đây cô gái chỉ bị 1 tay. Mình khai thác lại tiền sử thì mới biết được chính xác nguyên nhân: viêm da tiếp xúc giảm sắc tố do lá trầu không!

Cơ chế và các giai đoạn của bệnh các bạn có thể xem thêm bài viết của mình về tăng giảm sắc tố do lá trầu không trên trang cá nhân và trên báo sức khoẻ đời sống như ảnh dưới.

Mình thấy rằng việc sử dụng lá trầu không trong dân gian là khá nhiều, tuy nhiên tác dụng phụ của lá trầu không khi được hấp, chiết xuất để bôi hoặc ngâm có thể gây viêm da tiếp xúc nặng, tăng, giảm sắc tố. Trong nghiên cứu của Han-Nan Liu trên 15 con chuột sử dụng lá trầu không hấp cho thấy: viêm da tiếp xúc gặp ở 13/15 con, tăng sắc tố 12/15 con và làm cho lông chuột trở lên trắng 8/15 con."

Vì vậy trước khi sử dụng phương pháp dân gian để trị mồ hôi trên cần thận trọng để giảm thiểu tối đa tác dụng phụ.

Phương pháp ngâm điện di ion được sử dụng chủ yếu trên thế giới hiện nay trong điều trị ra mồ hôi trên thế giới

Phương pháp ngâm điện di ion được sử dụng chủ yếu trên thế giới hiện nay trong điều trị ra mồ hôi

Trên thế giới hiện nay có 5 phương pháp điều trị mồ hôi tay chân được công nhận. Tuy nhiên chưa có phương pháp nào thực sự triệt để và lâu dài.

  • Sử dụng các loại lăn khử chống mồ hôi chứa thành phần muối nhôm, dùng thuốc chống mồ hôi 
  • Phương pháp điều trị vi sóng (Miradry) - chủ yếu dùng cho điều trị ở nách)
  • Phương pháp botox
  • Phương pháp ngâm điện di ion bằng máy chữa ra mồ hôi - Được sử dụng nhiều hiện nay. Tại Bệnh viện Da liễu TP HCM và Bệnh viện Việt Pháp hàng năm có vài trăm bệnh nhân đến để điều trị bệnh ra mồ hôi bằng phương pháp này. 
  • Phương pháp phẫu thuật cắt hạch giao cảm (ETS) - Phương pháp trị liệu cuối cùng và cần cân nhắc tư vấn kỹ vì rủi ro nhiều, bù trừ cao và ít được áp dụng ở các nước tiên tiến. Bệnh nhân nên sử dụng các phương pháp đã nêu trên trước khi quyết định cắt mổ. 

Bệnh nhân bị ra mồ hôi tay chân nên tìm hiểu và thử các phương pháp đơn giản, an toàn, ít tác dụng phụ để bảo tồn dây thần kinh giao cảm. Phương pháp mổ ETS cần được cân nhắc và tư vấn kỹ vì bệnh nhân cần hiểu rõ những rủi ro có thể gặp phải sau khi phẫu thuật. 

Tài liệu tham khảo

1. Han-Nan Liu (2011). Insights into the mechanism of Piper betle leaf-induced contact leukomelanosis using C57BL/6 mice as the animal model and tyrosinase assays. Australasian Journal of Dermatology 52, 172–178

Nguồn: Bác sĩ Hoàng Văn Tâm - Bệnh viện Da liễu TW

Xem thêm chi tiết về các sản phẩm Máy chữa ra mồ hôi Tay chân Nách Dermadry

Xem thêm:

Bình luận bài viết
Tin mới

Các tin khác

076 6161 369