Nguyên nhân và ảnh hưởng của suy nhược thần kinh trong cuộc sống
Suy nhược thần kinh là một chứng dễ mắc phải và cần phải bảo vệ não bổ để tránh những ảnh hưởng của nó tới cuộc sống của bạn.
Vào một ngày nào đó, dù ở lứa tuổi nào chắc ai cũng sẽ cảm thấy buồn buồn và cảm thấy mình là kẻ bỏ đi. Điều quan trọng là đừng để tình trạng này kéo dài và tái diễn khi gặp điều bất trắc trong cuộc sống.
Khi bị trầm cảm nhẹ, rất ít bệnh nhân đi khám bệnh. Và họ thường đến gặp bác sĩ để trình bày một trong những triệu chứng gặp phải như: “Thưa bác sĩ, tôi mất ngủ cả đêm”, “Thưa bác sĩ, tôi thấy kiệt sức, tôi khóc vì thấy mình bất lực” vv... và chính trong quá trình thăm khám, việc chẩn đoán sẽ rõ ràng và chính xác hơn.
Thông thường, bệnh nhân không thừa nhận sự rối loạn này mà thích một lời giải thích đơn giản: tôi mệt do làm việc quá nhiều, tôi đau bụng do ăn thứ gì đó khó tiêu, vv... Suy nhược thần kinh, và cả trầm cảm nữa, thường được xem là một thất bại cá nhân, gần như một sự thiệt thòi. Điều quan trọng là thuyết phục bệnh nhân chấp nhận sự chẩn đoán bệnh càng sớm càng tốt để giúp bệnh nhân phòng tránh những hậu quả sẽ gặp trong đời sống hàng ngày và nhất là tránh để tiến triển thành tình trạng trầm cảm thực sự!
Ảnh hưởng của suy nhược thần kinh trong cuộc sống
Tại sao ta bị suy nhược thần kinh?
Khác với trầm cảm, suy nhược thần kinh luôn có nguyên nhân rất rõ ràng. Cuối cùng, ít ra đó là điều người ta nghĩ... và thường thì không nhầm vì rất nhiều hoàn cảnh có thể dẫn tới sự bất ổn này. Đó có thể là những khó khăn của cuộc sống hay những điều không may của đời sống thường nhật. Đôi khi điều không may này rất lớn (mất một người thân) hay nghiêm trọng (thất nghiệp). Nhưng đôi khi, nguyên nhân khởi nguồn lại chỉ là một điều không may nhỏ xíu tích tụ từ những vận rủi nho nhỏ khác: đó là giọt nước làm tràn ly! Chẳng có gì đáng kể nhưng ta vẫn “suy sụp”! Đột nhiên, ta thấy mình thất bại thảm hại, ta chẳng còn muốn gì nữa, mọi thứ đè nặng lên vai ta, ta mất ngủ, không đói hoặc luôn thấy đói, ta thấy buồn bã và tất cả phủ một màu xám xịt đầy u ám.
Khi có liên quan đến tính cách...
Mọi người không giống nhau: có người lớn và trẻ em, có người béo và người gầy, có người rắn rỏi, nhưng cũng có người mềm yếu. Ngược lại, trong một thế giới nghề nghiệp và cá nhân ngày cảng năng động, chẳng ai có thể miễn nhiễm được khỏi những ưu tư, phiền não, và điều này thử thách sự cân bằng về thể chất và tâm lý. Một số người như những người hay lo lắng, người hay sợ hãi, người hay căng thẳng, người bi quan, khó có khả năng chống đỡ và thích nghi với mọi việc xảy ra xung quanh. Nguy cơ này càng lớn đối với những người đi từ những phiền muộn nho nhỏ này sang những phiền muộn nho nhỏ khác, để vào một ngày nào đó (thường là lúc trời mưa hoặc thời tiết u ám), họ sẽ thấy mình suy sụp tinh thần. Vậy là họ bị nhấn chìm dưới tảng băng buồn phiền và đó chính là sự suy nhược thần kinh.
Như vậy, khi biết mình đang rơi vào trạng thái như vậy, điều quan trọng là phải biết cách trút bỏ âu lo, học cách kiểm soát các căng thẳng và có lối sống lạc quan!
Khi chính cơ thể nói “không”
Ai cũng biết rằng sự mệt mỏi kéo dài có thể gây ra những hậu quả. Nếu thấy mệt mỏi hơn hai tuần, bạn cần đi khám bác sĩ. Dù sao, sự mệt mỏi không được cải thiện cũng thường dẫn đến suy nhược thần kinh. Cơ thể nặng nề, uể oải, hơi đau nhức thường làm “lây nhiễm” sang tinh thần. Tinh thần sẽ ủ rũ và trở nên tiêu cực. Khi mệt mỏi tan biến, tay chân trở nên nhẹ nhàng hơn, việc thức dậy vào buổi sáng không còn nặng nề nữa, thì tinh thần sẽ tốt trở lại. Tất nhiên, cơ thể và tinh thần luôn gắn bó bền chặt, ta cũng có thể đảo ngược mệnh đề và nói rằng khi tinh thần khỏe mạnh thì mệt mỏi sẽ tan biến.
Suy nhược thần kinh và đời sống gia đình
Người bị suy nhược thần kinh không phải là một người bạn đồng hành dễ chịu, ít nhất người ta có thể nói như thế! Không chỉ thường xuyên phản nàn kêu ca, người bị suy nhược thần kinh còn có nhu cầu được vỗ về, an ủi. Đối với một cặp vợ chồng, thổ lộ sự khó ở với chồng (vợ) mình là điều rất bình thường, song nếu tình trạng này cứ liên tục tái diễn sẽ tạo không khí nặng nề trong đời sống vợ chồng. Nếu ai đó gặp chuyện rắc rối và liên tục đổ lên đầu người khác những lo sợ, buồn bực và tâm trạng tiêu cực của mình thì người khác cũng bị lấy cái lo sợ, buồn bực hoặc tìm cách tránh xa.
Vì vậy, nếu bạn phải trải qua một thời kỳ khó khăn, tôi khuyên bạn hãy tâm sự với chồng (hoặc vợ) hay bạn thân. Nhưng bạn đừng làm quá đấy nhé! Chẳng nói năng gì, luôn mang bộ mặt buồn bã, đau khổ cũng không phải là một giải pháp, bởi chồng (hoặc vợ) bạn sẽ không hiểu tại sao bạn lại như vậy và có thể nghĩ rằng bạn hối hận vì đã lấy anh ấy cô ấy). Với cách hành xử như vậy, bạn có nguy cơ đi vào một hệ thống không giao tiếp với những hiểu nhầm có thể dẫn đến hạnh phúc gia đình đổ vỡ. Để mọi việc diễn ra tốt đẹp nhất có thể, ta cần giải quyết vấn đề giới hạn! Điều này không hề đơn giản vì vào lúc này, bạn đang trong tình trạng “căng như dây đàn”, sự phật ý nhỏ nhất cũng mang hình dáng thảm họa. Bạn cũng nên tâm sự với những người xung quanh mà bạn yêu quý. Những lời an ủi của họ có thể “băng bó” nỗi đau của bạn.
Suy nhược thần kinh và cuộc sống nghề nghiệp
Người suy nhược thần kinh thường thấy mệt mỏi. Dù mệt mỏi ít hay nhiều cũng đều gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Hơn nữa, giờ đây, công việc thường tạo ra nhiều áp lực ngăn không cho bạn tập trung vào nỗi đau của riêng mình. Do đó, hoạt động nghề nghiệp thường được xếp ở vị trí thứ hai và người bị suy nhược thần kinh thường chểnh mảng công việc do khó tập trung. Người bị suy nhược thần kinh có xu hướng dành nhiều thời gian để trình bày những vấn đề của mình với đồng nghiệp ở quán cà phê hơn là chú tâm đến đồng hồ sơ giấy tờ. Anh ta cũng có thể nói là minh bị ốm không rõ nguyên nhân. Thái độ làm việc này có thể khiến người suy nhược thần kinh bị mất việc. Vì vậy, điều rất quan trọng là hành động khi còn có thời gian! Cuối cùng, thật bất hạnh, sự thờ ơ đi kèm với suy nhược thần kinh có thể kéo theo những bất cẩn hoặc những sai sót gây tai nạn lao động.
Suy nhược thần kinh và đời sống xã hội
Đời sống xã hội của người bị suy nhược thần kinh thường bị thu hẹp bởi họ sợ viễn cảnh đi ngủ muộn, sợ những nơi ồn ã và đầy khói thuốc và sợ cả những cuộc trò chuyện. Nhưng đôi khi, người suy nhược thần kinh lại có biểu hiện ngược lại! Anh ta thích được lắng nghe, dễ dàng chấp nhận lời mời và mong muốn mọi người sẽ quan tâm đến trường hợp của mình. Trong những hoàn cảnh này, mối nguy hiểm rình rập người bị suy nhược thần kinh là anh ta để mình sa đà với các chất kích thích như thuốc lá, rượu, cà phê và thức quá khuya, kết quả là ngày hôm sau, anh ta sẽ kiệt sức và còn thấy tồi tệ hơn! Nếu anh ta hào hứng đi chơi và tỏ ra thích thú trong khi đang trải qua những giai đoạn suy nhược thần kinh thì đừng quên rằng anh ta đang “yếu ớt” hơn bình thường đấy.
Đừng để mất liên hệ với thế giới bên ngoài, điều này có thể dẫn người bị suy nhược thần kinh thẳng tiến tới trầm cảm, và vì mất ngủ và mệt mỏi nên họ càng phải chú ý đến bản thân và thu xếp thời gian nghỉ ngơi.
Suy nhược thần kinh và đời sống học đường
Suy nhược thần kinh không chỉ có ở người lớn, mà trẻ em, thanh thiếu niên cũng có những thời kỳ khủng hoảng. Ví dụ, trong trường hợp chuyển nhà, trẻ phải xa bạn bè để tới sống trong một thành phố khác hoặc một khu phố khác. Nhưng tình trạng này cũng xảy ra khi bố mẹ chia tay, khi người bạn thân tảng lờ trẻ trong giờ ra chơi và khi chia tay người yêu đầu đời. Trẻ cũng suy nhược thần kinh khi phải trải qua những thời kỳ căng thẳng hơn những thời kỳ khác, như giai đoạn thi cử, chuẩn bị ứng tuyển vào một vị trí... Trong trường hợp này, trẻ mệt mỏi hơn thường lệ. Vì vậy, điều quan trọng là cha mẹ chăm lo để trẻ có điều kiện sống tốt nhất. Không phải vì thấy trẻ buồn bã mà ta cần nhượng bộ trẻ mọi thứ đâu nhé! Bạn đừng quên rằng, tùy theo lứa tuổi, một trẻ cần ngủ từ 8 đến 12 tiếng mỗi ngày để có sức khỏe tốt. Việc học hành ở trường và tiếp thu những kiến thức mới đòi hỏi trẻ phải có khả năng tiếp nhận, Nếu bị suy nhược thần kinh, trẻ cần cố gắng nhiều hơn so với thông thường: trẻ sẽ khó tập trung, khỏ hiểu bài, khó nhở bài và không thích học. Trong những thời điểm này, bạn có thể giúp trẻ bằng cách chuyện trò với trẻ, giải thích với trẻ rằng bạn hiểu nỗi buồn của trẻ nhưng nỗi buồn này không thể trở thành lý do để bạn nhượng bộ trẻ. Đặc biệt, bạn không để mình bị lây sự buồn bã từ trẻ và đừng lùi bước! Nếu mọi việc không nhanh chóng đi vào trật tự, tôi khuyên bạn nên đến gặp bác sĩ bởi vì trẻ em và thanh thiếu niên cũng có thể bị trầm cảm và nhất thiết cần được chẩn đoán.
Là một trò ngoan không có nghĩa luôn phải là người đứng đầu trong tất cả các môn học, bởi trẻ em không được lập trình để làm điều đó. Học trò ngoan là đứa trẻ biết phát huy tốt nhất khả năng của mình để đạt được những kết quả tốt nhất có thể. Để làm được điều đó, dĩ nhiên trẻ không được mệt mỏi, và để không bị mệt mỏi, trẻ cần ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ và có cuộc sống hạnh phúc!
• Ngủ đủ; Thông thường, ngủ 8 hoặc 9 tiếng là cần và đủ đối với trẻ đang đi học, thậm chí từ 10 tiếng trở lên đối với trẻ bậc tiểu học.
• Ăn uống đầy đủ: Đó là trẻ ăn đúng giờ. Nếu ăn trưa ở trường, cần cho trẻ ăn cân bằng các chất gồm tinh bột, đạm và rau quả giống như ăn ở nhà. Không nên chỉ vì trẻ không thích ăn rau mà không cho trẻ ăn. Cho trẻ ăn bữa nhẹ vào lúc 4 giờ chiều, có thể cho trẻ ăn một mẫu bánh mỳ chấm sữa, hoặc súp, cháo, hay hoa quả. Cuối cùng, cần tránh cho trẻ ăn vặt trong khi chờ đến bữa tối.
• Hạnh phúc: Dạy cho trẻ hành vi ứng xử như một đứa trẻ và trong gia đình trẻ cũng được mọi người cư xử như với một đứa trẻ.
Olimpiq được các chuyên gia thần kinh học khuyên sử dụng đối với bệnh nhân mắc chứng thần kinh, suy giảm não bộ, trầm cảm... nhằm cân bằng trí não, phục hồi các tế bào não tổn thương, tăng sức khỏe cho não bộ, giảm các tình trạng stress, mệt mỏi. Olimpiq đã được chứng minh lâm sàng trong hiệu quả hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh và ở cả những bệnh nhân nặng bị trầm cảm
Tham khảo thêm chi tiết về dòng sản phẩm Olimpiq CC cho hệ thần kinh, giúp tăng sức khỏe não - tăng sinh tế bào gốc nội sinh.
Theo Hội thần kinh học Việt Nam
- Lựu bảo vệ sức khỏe não bộ, giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer 26/07/2022
- Phương pháp trị liệu bằng áp lực nén khí trong phục hồi chức năng và thể thao 02/04/2021
- Điều trị Bệnh xơ cứng teo cơ bên (ALS) bằng công nghệ tế bào gốc nội sinh 07/03/2021
- Tế bào gốc điều trị bệnh thần kinh 06/03/2021
- Cách để tránh các cơn đau nửa đầu 17/12/2020
- 9 dấu hiệu nhận biết chứng suy nhược thần kinh 17/05/2020
- 17 biểu hiện của bệnh trầm cảm và điều trị trầm cảm 15/05/2020
- Suy nhược thần kinh và sự khác biệt với trầm cảm 15/05/2020
- Nguyên nhân và hậu quả của đau đầu ác tính 04/05/2019
- 5 nguyên nhân chính gây ra bệnh đau đầu, đau nửa đầu 04/05/2019
- 6 Liệu pháp tự nhiên giảm tần suất đau nửa đầu 03/05/2019
- Hướng dẫn sử dụng Cefaly - Máy chữa đau nửa đầu Migraine 01/05/2019
- 8 giải pháp tự nhiên chữa bệnh đau nửa đầu 18/04/2019
- Đau nửa đầu Migrain - Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp 18/04/2019
- Nguyên nhân và cách điều trị bệnh đau nửa đầu 17/04/2019