Những biểu hiện của chứng bệnh Parkinson và cách điều trị
Bệnh Parkinson được James Parkinson mô tả đầu tiên năm 1917 gọi là “liệt run”. Đây là một rối loạn thần kinh tiến triển chậm do thoái hóa tế bào thần kinh ở chất đen gây thiếu hụt chất dẫn truyền dopamine, đưa đến các rối loạn vận động gây tàn phế theo thời gian.
Bệnh Parkinson là một thực thể bệnh chiếm tỉ lệ ưu thế trong nhóm lớn là hội chứng Parkinson. Tuổi khởi phát thường trung bình là 60 tuổi, một số nhà lâm sàng báo cáo những trường hợp khởi phát sớm dưới 40 tuổi, chiếm khoảng 5-10% bệnh nhân Parkinson. Tỉ lệ nam nữ gần như ngang nhau.
Run là biểu hiện rõ rệt của người có chứng Parkinson
Cách nhận biết chứng bệnh Parkinson:
Bốn triệu chứng chính gồm run, cứng cơ, bất động và rối loạn tư thế. Các triệu chứng sớm thương nhẹ và tiến triển từ từ. Cụ thể như sau:
Run: Run có thể xuất hiện sớm ở một bên, thương khởi đầu run có nhịp ở ngón cái và ngón trỏ gọi là run kiểu vấn thuốc do động tác đối hai ngón trên, tần số 4-7HZ, theo thời gian có thể lan xuống chân, qua bên đối diện; trường hợp nặng, run cả môi, lưỡi, cằm. Run xuất hiện rõ khi nghỉ ngơi, giảm khi vận động chú ý, khi chi ở một tư thế nào đó như tay duỗi thẳng, mất khi ngủ, tăng khi stress, âu lo. Run là triệu chứng dễ nhận biết và ít gây tàn phế nhất.
Cứng cơ: Là hiện tượng kháng lại với cử động thụ động, xảy ra ở cơ gập và cơ duỗi, thường xuyên và đồng nhất trong suốt toàn bộ cử động. Cơ thường xuyên căng và co khiến bệnh nhân cảm thấy nhức hay cứng, mỏi, yếu. Cứng cơ trở nên rõ ràng khi người khám cố gắng di chuyển các khớp và sẽ cảm thấy những cử động giật ngắn gọi là dấu bánh xe răng cưa, rõ ở cổ tay.
Cứng cơ xảy ra ưu thế ở cơ gập thân và chi, mất cử động kết hợp của tay khi đi bộ.
Bất động: Là sự vắng mặt hay giảm sự khởi xướng khi thực hiện cử động tự động và chủ ý. Đây là triệu chứng gồm nhiều khía cạnh của rối loạn vận động và gây tàn phế nhất. Bệnh nhân cố biểu hiện vận động chậm (bradykinesia) với các động tác khỏi đầu chậm và giảm vận động (hypokinesia) với động tác trở nên nghèo nàn. Bệnh nhân mất cử động tự phát và tự động. Triệu chứng biểu hiện trong sinh hoạt hằng ngày như mặc áo, ăn uống, chải răng, tắm rửa, đi lại, ngồi dậy từ chiếc ghế sâu khó khăn; không thực hiện được các động tác luân phiên nối tiếp nhanh như sấp ngửa; các động tác tinh tế ngón tay tay bị giới hạn; không tiến hành nhiều động tác cùng một lúc; ít động tác tự phát khi ngồi yên một chỗ; không đong đưa cánh tay khi đi bộ.
Ngoài ra, bệnh nhân còn cố vẻ mặt bất động như mặt nạ, ít biểu lộ cảm xúc, (ít chớp mắt, các cử động môi lưỡi chậm, ít nuốt. Chữ viết nhỏ dần rồi ngừng lại, giọng nói nhỏ không âm điệu.
Rôì loạn tư thế: Mất ổn định tư thế thường là triệu chứng trễ, gây tàn phế. sự phếi hợp và thăng bằng bị rối loạn làm bệnh nhân nghiêng ra trước hay ra sau và dễ ngã. Không cố cử động tay chân thích hợp để điều chinh tư thế và duy trì trung tâm trọng lực trên hai chân. Bệnh nhân có tư thế nghiêng đầu và lưng ra trước, vai cong, gập nhẹ khớp háng, gốì, khuỷu tay, áp cánh tay và đùi. Khi bắt đầu đi bộ, hai chân như dán trên mặt đất, bước ngắn chậm, chúi người ra trước, kế đó bước nhanh, có thể đột ngột cứng lại; khi đang đi không ngừng lại ngay hay xoay về một bên theo ý muốn được.
Các biểu hiện khác
- Rối loạn tâm thần với trầm cảm rất thông dụng, lo âu, ảo thị.
- Dấu Myerson: duy trì phản xạ chớp mắt khi gỗ ngay trên sống mũi.
- Sa sút tâm thần thường xuất hiện trễ.
- Rối loạn thần kinh thực vật như giảm huyết áp, không làm trống bàng quang hoàn toàn, rối loạn chức năng giới tính.
- Đau nhức các cơ trục và chi.
- Rối loạn da như tăng tiết tuyến bã nhờn, viêm tuyến bã nhờn.
- Hiện tường cứng đờ (freezing phenomenon).
Tăng sinh tế bào gốc Olimpiq CC SXC 250% được các Bác sĩ đánh giá cao trong cải thiện các triệu chứng của bệnh nhân Parkinson
Mục đích điều trị Parkinson là cải thiện các triệu chúng làm cản trở sinh hoạt hằng ngày, giữ cho bệnh nhân duy trì các hoạt động chức năng càng lâu càng tốt và trì hoãn biến chứng rối loạn vận động càng trễ càng tốt. Vì vậy chuyên gia y khoa khuyên bệnh nhân nên phòng tránh từ lối sống hàng ngày, bệnh nhân phòng và điều trị có thể sử dụng viên uống Tăng sinh tế bào gốc Olimpiq SXC 250% cho hệ thần kinh để giảm sự thoái hóa dây thần kinh đồng thời tăng sinh tế bào gốc khỏe mạnh giúp giảm các triệu chứng của Parkinson.
Tăng sinh tế bào gốc nội sinh là công trình nghiên cứu khoa học được tiến hành gần 20 năm bởi các Giáo sư – Tiến sĩ hàng đầu Hungary. NCS Tiến sĩ tại Trường Y thuộc Đại học Pécs - ông Szabó László khẳng định nếu chúng ta thành công trong việc giúp cơ thể sản xuất nhiều tế bào gốc một cách tự nhiên, thì cơ thể chúng ta có thể tự hồi phục sau tổn thương do bệnh tật, tai nạn, các bệnh mãn tính như Alzheimer, Parkinson... hoặc đơn giản là do lão hóa.
Tăng sinh tế bào gốc nội sinh Olimpiq đang được coi là giải pháp chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả tại nhiều nước Châu Âu, Trung Đông và Châu Á. Sản phẩm được phân phối tại LAVENVIETNAM.
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
- Tế bào gốc làm gì? Tế bào gốc có tác dụng dưỡng da không? 24/09/2021
- Tế bào gốc trong điều trị COPD 21/03/2021
- Tắc nghẽn phổi mãn tính COPD liên quan tới tế bào gốc bất thường 21/03/2021
- Công nghệ tế bào gốc trong điều trị ung thư phổi 21/03/2021
- Công dụng của các thành phần trong tăng sinh tế bào gốc Olimpiq SXC 250% phổ thông 21/03/2021