Tìm hiểu về bệnh tăng tiết mồ hôi và các phương pháp chữa ra mồ hôi quá mức

Ngày đăng: 28/04/2019 09:57AM | Lượt xem: 1786

Mùa hè đến, với người bình thường việc bị ra mồ hôi đã khiến họ thấy dính ráp khó chịu thì đối với người bị bệnh tăng tiết mồ hôi, bệnh này thực sự trở thành cơn ác mộng. 

Vậy tăng tiết mồ hôi là gì? 

Theo định nghĩa của Y Khoa Hoa Kỳ, Tăng tiết mồ hôi là hiện tượng ra mồ hôi nhiều mà không phải do nguyên nhân thời tiết quá nóng hay do vận động quá nhiều. Những bất thường này gọi là bệnh tăng tiết mồ hôi. Căn bệnh này không gây nguy hiểm tính mạng nhưng gây ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của người bị bệnh từ tâm lý, giao tiếp đến công việc. 

Bệnh tăng tiết mồ hôi là một dạng trong rối loạn thần kinh thực vật, thường bị bẩm sinh và mang tính di truyền. Con số thống kê di truyền học là 28%. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng thực sự làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc mà nhiều người bình thường coi đó là điều hiển nhiên. Nó khiến cuộc sống của người bị ra mồ hôi ảnh hưởng cả về thể chất, tâm lý và cảm xúc. Cơ quan thống kê Hoa Kỳ cho biết bệnh tăng tiết mồ hôi ảnh hưởng đến 2-3% dân số nói chung (khoảng 1 triệu dân Hoa Kỳ).

Ra mồ hôi trong tâm lý giao tiếp giống như liên quan đến vệ sinh kém. Do vậy người bị bệnh này cảm thấy tự ti, khổ sở rất nhiều.

Ra mồ hôi quá mức khiến cuộc sống của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Ra mồ hôi quá mức khiến cuộc sống của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Cơ chế của đổ mồ hôi:

Việc ra mồ hôi nhằm mục địch làm mát cơ thể. Toàn bộ hệ thống dây thần kinh sẽ tác động đến các tuyến mồ hôi khi cơ thể của bạn bị tăng thân nhiệt hoặc khi bạn bối rối, căng thẳng, lo lắng. Đa số đôi tay là nơi ra mồ hôi nhiều nhất. Việc đổ mồ hôi quá mức là do quá trình tác động của dây thần kinh lên các tuyến mồ hôi liên tục, quá ngưỡng, cơ thể bạn trở nên mất nước, vùng bị ra mồ hôi da trở nên mọng hơn, trợt da hơn. Tuyến mồ hôi ở những người bị tăng tiết cũng có kích thước, số lượng và vị trí như người bình thường nên chủ yếu điều này là do bị tác động bởi dây thần kinh não vào tuyến này quá mức. 

Lúc cơ thể yếu, sức đề kháng kém tình trạng ra mồ hôi quá nhiều có thể diễn ra.

Ngoài ra có một số nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng như yếu tố di truyền (chiếm 28%), bệnh lý khác: viêm đa khớp, chấn thương tủy sống, căng thẳng thần kinh, sử dụng thuốc.

"Ra mồ hôi giống như cách để cơ thể bảo vệ trước những tác động của bên ngoài gây hại đến da. Cơ thể chúng ta tiết mồ hôi từ hai tuyến: tuyến mồ hôi Eccrine và Apocrine. Trong đó, Eccrine là tuyến mồ hôi bao phủ khắp bề mặt da trên toàn cơ thể. Ngược lại, tuyến Apocrine lại tập trung ở một số vùng, nơi có mật độ cao của các nang lông, chẳng hạn như da đầu, nách hay vùng bẹn. Tuyến mồ hôi được điều khiển trực tiếp bởi hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm - trung tâm kiểm soát chức năng của nhịp tim, nhịp thở, tiêu hóa, nhiệt độ cơ thể hay huyết áp. Khi nhiệt độ cơ thể gia tăng, hệ thần kinh giao cảm của chúng ta sẽ gửi các tín hiệu đến các tuyến mồ hôi nhằm làm mát cơ thể"

Các phương pháp điều trị ra mồ hôi:

Đến nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh này, dưới đây Chúng tôi giới thiệu sơ lược cho các bạn về các cách điều trị. Ưu nhược điểm của phương pháp trị liệu đó. Hi vọng sẽ giúp bạn vượt qua được những áp lực từ căn bệnh này gây nên:

Sử dụng các loại lăn xịt hạn chế mồ hôi, khử mùi mồ hôi:

Trên thị trường có khá nhiều loại lăn xịt có tiếng như: Drysol®, Driclo, Etiaxil, Perspirex, Aquaselin... Các sản phẩm này đều có đặc tính chung trong thành phần sản xuất là sử dụng hoạt chất: aluminum chloride và aluminum hydrochloride (muối nhôm) làm chất ngăn tăng tiết mồ hôi. 

"Muối nhôm được sử dụng để ngăn cản, ức chế tuyến mồ hôi, bít tắc lỗ chân lông và làm giảm mùi cơ thể. Sản phẩm này cũng có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn nên hạn chế được mùi mồ hôi cơ thể". Muối nhôm còn là thành phần duy nhất được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA công nhận là hoạt chất có tác dụng giảm tiết mồ hôi được phép dùng trong các sản phẩm khử mùi. 

Những sản phẩm này cơ bản có hiệu quả khi điều trị ở vùng nách (vùng da mỏng và không liên quan đến độc hại vào miệng). 

Mỗi tối, bạn nên lau khô vùng nách, thoa 1 lượng nhỏ loại lăn xịt này và lau sạch vào buổi sáng khi ngủ dậy. Việc điều trị này được lặp đi lặp lại trong 1 đến 2 tuần, sau đó sử dụng mỗi tuần một lần hoặc khi cần. Hiệu quả đối với trị liệu vùng nách được đánh giá khá tốt trong các nghiên cứu Y Khoa thế giới. 

Nhược điểm:

Hoạt chất này là độc khi sử dụng một cách quá liều hoặc trên các vùng da dễ vào miệng như tay. Tác dụng của chất này lên vùng da dầy như tay chân không đem lại hiệu quả nên nhà sản xuất không khuyên sử dụng ở các vùng khác ngoài nách. Ở nhiều trường hợp có thể không hiệu quả hoặc gây kích ứng da. 

Phương pháp uống thuốc và diện chẩn chữa ra mồ hôi:

Thuốc uống Đông Y được người Việt Nam sử dụng khá nhiều. Tuy nhiên cách chữa này chỉ phù hợp với người bị đổ mồ hôi quá mức trong một giai đoạn nhất định do sức khỏe yếu, đề kháng kém hoặc tâm lý bất ổn. Nếu đã là bẩm sinh và chỉ định tăng tiết thì hầu như không có hiệu quả.

Bác sĩ cũng có thể kê cho bạn một số thuốc  kháng cholinergic giúp ngăn chặn việc ra mồ hôi như Robinul . Thuốc có tác dụng ngăn chặn mồ hôi nhưng lại không phù hợp đối với người vận động nhiều như vận động viên.... Nó có thể gây tình trạng khô miệng quá mức. 

Phương pháp tiêm Botox (botulinum toxin):

Botulinum toxin là chất độc thần kinh được xếp vào bảng A, sản xuất từ loại protein neurotoxin do vi khuẩn Clostridium botulinum (có trong đất) tạo ra. Được coi là chất độc nhưng giới chuyên khoa đã nghiên cứu việc sử dụng ở liều lượng thấp sẽ không gây hại. Tác dụng về mặt thẩm mỹ là thực tế như làm mờ vết nhăn trên da, vết chân chim đuôi mắt, tác động đối với tăng tiết là làm liệt dây thần kinh giao cảm khiến vùng đó mất cảm giác tăng tiết từ đó  ngăn chặn tình trạng cơ thể ra nhiều mồ hôi quá mức. 

"Khi Botox được tiêm vào da, chúng sẽ ảnh hưởng đến các tín hiệu giữa các dây thần kinh và tuyến mồ hôi ở lớp hạ bì. Độc tố Botulism làm tê liệt dây thần kinh, ngăn chặn hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine khiến tuyến mồ hôi không nhận được tín hiệu cần “sản xuất” mồ hôi, từ đó mồ hôi sẽ tiết giảm. Do vậy, năm 2004, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đồng ý cho sử dụng Botox trong điều trị mồ hôi nhiều vùng nách, một số trường hợp đặc biệt mới chỉ định điều trị botox ở lòng bàn tay khi mà việc sử dụng các chất chống mồ hôi lăn xịt không đem lại hiệu quả. 

Phương pháp này đã từng được ứng dụng khá phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới trong nhiều năm qua. Cách tiêm Botox cũng rất đơn giản, chỉ cần một cây kim nhỏ tiêm botox dưới ra theo mô hình lưới, mỗi ô cách 1-2cm. Và chỉ nên áp dụng trong trường hợp bị ra mồ hôi quá nặng ở nách.

Nhược điểm:

Đây là phương pháp trị liệu với chi phí khá cao và thời gian hiệu quả chỉ từ 6-10 tháng. 

Và chỉ nên áp dụng cho người trên 18 tuổi, có sự chỉ định của bác sĩ bởi phương pháp này có thể thể gây ra những tác dụng phụ như cơ bắp suy yếu dẫn đến khó nói, khó thở, khó nuốt hoặc nặng hơn là giảm thị lực, mất kiểm soát bàng quang, mất giọng...

Tiêm botox trong chữa ra mồ hôi nách

Tiêm botox trong chữa ra mồ hôi nách

Phương pháp phẫu thuật cắt hạch - Đây là Giải pháp tốt nhất hay là Giải pháp cuối cùng cho người bị bệnh tăng tiết mồ hôi

Phương pháp này đến nay vẫn gây ra rất nhiều tranh cãi. Bác sĩ sẽ cắt một phần dây thần kinh bên trong ngực, làm gián đoạn vĩnh viễn tín hiệu thần kinh khiến cơ thể đổ mồ hôi quá mức. Rất nhiều bệnh nhân sau khi cắt hạch đã hoàn toàn ngạc nhiên với đối tay khô ráo sau nhiều năm bị tăng tiết. 

Cắt hạch chỉ áp dụng 1 lần, vĩnh viễn. Thường chỉ có tác dụng ở nách, lòng bàn tay. 

Trước đây phẫu thuật cắt hạch được coi là đại phẫu bởi phải đòi hỏi mở lồng ngực hoặc lưng, ngày nay nó được coi là tiểu phẫu và chỉ để lại vết mổ nhỏ, nội soi để cắt hạch. Do vậy bệnh nhân có thể ngoại trú ngay sau khi mổ. 

Phương pháp này vẫn gây nhiều tranh cãi do hiện tượng tăng tiết mồ hôi bù trừ gây ảnh hưởng lớn đến những bệnh nhân cắt mổ hạch. Mồ hôi có thể bị ra đột biến với số lượng khác nhau và khu vực khác nhau như ngực, lưng, chân, bụng, bẹn. Hệ thống thần kinh giao cảm trở nên rất khó kiểm soát. Khi bạn bỏ một phần chính, các vùng khác sẽ phát triển. Chưa kể sau 2-5 năm, có thể phần đã cắt có thể bị liền và ra tái lại. Nhưng không xóa đi được phần bù trừ đã bị ra ở các vùng khác. 

Tuy vậy không thể phủ nhận cắt mổ hạch có thể đem lại đôi tay khô ráo cho người bị bệnh. Việc tăng tiết bù trừ cũng ở mức chấp nhận được để họ đánh đổi có được đôi tay khô.  Burrows khuyên bạn nên tìm kiếm một bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm đáng kể trong thủ thuật. (Whitney Burrows, MD, một bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Đại học Maryland). 

Bạn có thể tham khảo mổ cắt giao cảm tại các bệnh viên Chuyên khoa lớn như:

Tại Hà Nội:

– Khoa thần kinh – Bệnh viện Bạch Mai

– Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

– Bệnh viện Da liễu Trung ương

– Bệnh viện Nội tiết Hà Nội

– Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Tại TP. HCM:

– Bệnh viện Nhân dân Gia Định

- Bệnh viện Trưng Vương

- Bệnh viện Bình Dân

– Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM

Nhược điểm

- Ra mồ hôi bù trừ không kiểm soát được ở các vùng khác bất kỳ trên cơ thể và sau 2-5 năm có thể bị ra lại ở tay (sự thất bại của việc cắt mổ hạch).

- Những rủi ro khác từ việc cắt mổ hạch có thể xảy ra khác như:

  • Quá khô rát các vùng tay, nách, đầu mặt. Khô rát vùng da tay, nách, đầu, mặt
  • Dị ứng thuốc, nhịp tim nhanh, khó thở, sốc phản vệ…do quá trình gây mê
  • Rủi ro khi phẫu thuật: tràn khí, tràn dịch màng phổi, chảy máu, nhiễm trùng…
  • Sụp mí mắt, không ra mồ hôi ở nửa mặt (Hội chứng Horner)
  • Đau ngực: xảy ra ở hầu hết các trường hợp trong khoảng 3 tháng đầu sau mổ
  • Tổn thương mạch máu, hệ thần kinh

Rất nhiều bác sĩ trên thế giới từ các Bệnh viện lớn trên thế giới như Dr glaser, MD, phó chủ tịch, khoa da liễu, Đại học Y St. Louis, St. Louis hay Dr. Harold Brody, MD, giáo sư lâm sàng về da liễu, Đại học Emory, Atlanta. Bác sĩ D. Joseph Coselli, MD, trưởng khoa phẫu thuật tim, Đại học Y Baylor, Houston đều đánh giá rằng phẫu thuật nên được coi là phương pháp điều trị cuối cùng sau khi đã thử các phương án điều trị khác vì một nửa trong số bệnh nhân cắt bỏ giao cảm không chịu nổi tác động của bù trừ. Thậm chí họ còn ước mình chưa từng mổ. 

Tuyền mồ hôi giao cảm bị tác động tăng tiết

Tuyền mồ hôi giao cảm bị tác động tăng tiết

Phương pháp chữa tăng tiết mồ hôi bằng điện di ion: 

Điện di ion (iontophoresis) cho bệnh tăng tiết mồ hôi là phương pháp sử dụng dòng điện nhẹ (dưới 30-35mA) qua nước để đưa điện ion vào cơ thể. Không nhiều bệnh nhân hiểu được cách điều trị của điện di ion nhưng người bệnh đều khẳng định sự an toàn của phương pháp này, nó giúp ngăn chặn tuyến mồ hôi tăng tiết, kết quả của quá trình sử dụng đã chứng minh và ghi nhận việc giảm ra mồ hôi ở tay chân hoặc nách.

Trên thực tế, Máy điện di ionomat, Hidrex TWI đã được sử dụng để điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi trong hơn 40 năm và là một trong những phương pháp trị liệu được áp dụng phổ biến nhất ở Châu Âu, nơi mà bệnh ra mồ hôi tay chân được công nhận, chẩn đoán và điều trị.

Phương pháp này dễ dàng sử dụng tại nhà hoặc ở các cơ sở chuyên khoa y tế và đã được chứng minh hiệu quả lên tới 98% số người dùng với tỷ lệ khô tay chân hoàn toàn. Ở Việt Nam, Bệnh Viện Da liễu TPHCM và Bệnh viện Việt Pháp là nơi đi đầu trong phương pháp này và ứng dụng trong trị liệu đối với bệnh nhân bị tăng tiết ra mồ hôi. 

Nhược điểm:

Phương pháp này chỉ có giá trị khi bạn duy trì thường xuyên (1-2 lần/tuần). Khi ngưng trị liệu sẽ làm cho mồ hôi bị ra trở lại. Bạn hãy coi việc duy trì phương pháp điện di giống như tập luyện thể thao vậy. Kết quả điều trị bạn nhận được giống như bạn siêng năng tập thể dục. Và điện di ion hoàn toàn không mất quá nhiều thời gian. Chỉ 15-20 phút cách ngày đối với hầu hết người dùng ở giai đoạn điều trị tích cực. Và 1-2 buổi mỗi tuần đối với việc duy trì để cơ thể giống như người bình thường. Thật dễ dàng phải không?

Nguồn: Tạp chí sức khỏe WebMD

Bình luận bài viết
Tin mới

076 6161 369