Giúp đỡ trẻ em khi bị tăng tiết ra mồ hôi tay chân
(Trị ra mồ hôi) - Theo ước tính, có khoảng 365 triệu người mắc bệnh tăng tiết ra mồ hôi tay chân ở trên khắp thế giới. Biểu hiện của bệnh là việc ra mồ hôi quá mức ở người mà không phụ thuộc vào việc thời tiết nóng hay vận động quá mức nào cả.
Trẻ em chiếm một số lượng không nhỏ người bị ảnh hưởng bởi bệnh ra mồ hôi tay chân (dưới 18 tuổi). Và những đứa trẻ này sẽ chịu nhiều khó khăn trong sinh hoạt, học tập hơn so với những người bình thường khác. Là cha mẹ, bạn nên có thêm sự hiểu biết về bệnh này để có thể chia sẻ và hỗ trợ cho con tốt nhất.
Trẻ em có thể bị tăng tiết mồ hôi do di truyền
Dưới đây là những biểu hiện để bạn có thể đánh giá chính xác trẻ có bị ra mồ hôi tay chân hay không?
1. Trẻ bị ra mồ hôi nhiều mà không phụ thuộc vào thời tiết hay hoạt động thể chất mạnh.
Hầu hết mọi người sẽ đổ mồ hôi khi thân nhiệt tăng cao hoặc khi vận động mạnh, chơi thể thao, làm việc nặng. Tuy nhiên những đứa trẻ bị tăng tiết ra mồ hôi thường sẽ đổ mồ hôi ngay cả khi nhiệt độ không nóng và trong khi chúng không hoạt động thể chất nhiều.
Nếu bạn nghi ngờ con bạn bị tăng tiết ra mồ hôi, điều quan trọng cần lưu ý là thời tiết cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ bị bệnh này. Độ ẩm có thể làm cho chứng tăng tiết mồ hôi nhiều hơn và có thể gây khó chịu cho con bạn. Đổ mồ hôi quá nhiều trong điều kiện lạnh có thể khiến trẻ gặp phải tình trạng tay chân bị lạnh, tê buốt, nhanh mỏi. Tuy nhiên không phải tất cả các trẻ em bị ảnh hưởng bởi các điều kiện khí hậu này đều bị tăng tiết mồ hôi, mà chủ yếu là cha mẹ cần hạn chế cho con tiếp xúc với môi trường nhiệt độ như vậy khi đã biết được con mình bị bệnh tăng tiết để hoạt động của con không khiến chúng khó chịu, mỏi mệt và phiền phức.
2. Con bạn đổ mồ hôi nhiều ở một số vùng hoặc 1 vùng cụ thể trên cơ thể
Hơn 90% các trường hợp ra mồ hôi được coi là tăng tiết mồ hôi khu trú. Ở tăng tiết mồ hôi nguyên phát, người bệnh bị ra mồ hôi quá mức ở một vài vùng trên cơ thể. Những vùng này bao gồm bàn tay, bàn cahan, nách, đầu và mặt. Thông thường, tăng tiết khu trú dễ dàng điều trị hơn bằng các thuốc có chất chống đổ mồ hôi. Điều trị ra mồ hôi tay chân cũng có nhiều phương pháp mới thuận tiện giống như chữa bệnh hôi nách.
3. Chất chống ra mồ hôi, các loại lăn xịt đều không tác dụng:
Khi bị tăng tiết ra mồ hôi thì những loại thuốc chống ra mồ hôi khó có thể có tác dụng đối với trẻ. Thành phần trong lăn xịt mồ hôi thường là một trong các hợp chất muối nhôm để kiểm soát mồ hôi với một lượng nhất định. Theo quy định của Dược phẩm thế giới chất chống mồ hôi tiêu chuẩn sử dụng từ 2,5 - 12,5% thành phần hoạt tính muối nhôm để giảm mồ hôi. Nếu trẻ đã sử dụng các loại thuốc lăn bôi có tỷ lệ hoạt chất trong ngưỡng này mà mồ hôi không giảm thì rất có thể trẻ bị mắc bệnh tăng tiết ra mồ hôi và cần một phương pháp trị liệu tốt hơn. Nhiều người cho rằng chất chống mồ hôi muối nhôm là không an toàn cho người sử dụng và có thể gây ung thư. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng, chỉ cần bạn sử dụng chúng theo đúng liều lượng nhà sản xuất đã quy định để tránh việc lạm dụng quá mức mà thôi.
Bệnh tăng tiết ra mồ hôi xuất hiện ở trẻ em khi nào?
Các nghiên cứu và khảo sát cho thấy hầy hết người bị tăng tiết mồ hôi xuất hiện bệnh ở tuổi từ 11 đến 17. Số lượng trẻ em bị tăng tiết dưới 11 tuổi không nhiều. Có khoảng 1,6% trẻ em dưới 11 tuổi ở Mỹ và số lượng mắc bệnh tăng tiết chiếm 5-18%.
Trẻ nhỏ dưới 11 tuổi bị ra mồ hôi quá nhiều có thể do nhiều nguyên nhân bao gồm cả bệnh lý y tế. Di truyền chỉ là một phần. Và trẻ sẽ dễ dàng được chia sẻ thích ứng hơn nếu có người thân đã từng bị bệnh này. Điều thú vị là bệnh tăng tiết sẽ được giảm dần khi bạn lớn tuổi, càng nhiều tuổi tình trạng bệnh càng giảm đi.
3 cách tốt nhất để giúp trẻ hạn chế ra mồ hôi
Điều tốt nhất mà bất kỳ ai cũng có thể làm để giúp trẻ kiểm soát mồ hôi là giúp trẻ hình thành thói quen tốt. Thói quen là vô cùng quan trọng để kiểm soát việc ra mồ hôi tại nhà, đặc biệt là đối với trẻ em. Bạn nên hỗ trợ bé rèn luyện những thói quen này ngay từ nhỏ
1. Hướng dẫn trẻ sử dụng các loại chất chống đổ mồ hôi vào tối trước khi đi ngủ:
Mặc dù nhiều người tin rằng nên dùng thuốc chống mồ hôi vào buổi sáng (thường là sau khi tắm), nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất chống mồ hôi có xu hướng hiệu quả hơn nhiều khi áp dụng vào ban đêm. Vì chất chống mồ hôi hoạt động bằng cách phân hủy thành các hợp chất nhỏ theo thời gian làm cho lỗ chân lông của bạn tiết ra mồ hôi, chất chống mồ hôi phụ thuộc vào việc có một bề mặt da khô, không bị xáo trộn để đạt được thành công tối đa. Khi thoa thuốc chống mồ hôi sau khi tắm hoặc vào buổi sáng trước sự khắc nghiệt của một ngày, làn da của bạn ẩm ướt, tiếp xúc với các chuyển động của cơ thể hoặc cả hai. Tuy nhiên, áp dụng chất chống mồ hôi vào buổi tối trước khi đi ngủ cho phép các thành phần trong chất chống mồ hôi xâm nhập vào cơ thể tại thời điểm da khô và không bị xáo trộn. Cũng giống như cách khuyến khích trẻ đánh răng buổi tối để hình thành thói quen tốt, giúp trẻ bôi thuốc chống mồ hôi mỗi tối trước khi đi ngủ có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc giảm mồ hôi. Nếu bạn lo lắng rằng chất chống mồ hôi không an toàn, thì hãy yên tâm rằng không có nghiên cứu nào cho thấy chất chống mồ hôi là nguy hiểm và chúng được quy định bởi FDA. Tất nhiên, bạn nên sử dụng đúng liều lượng để an toàn cho sức khỏe và làn da của trẻ.
2. Thường xuyên thay quần áo để sạch sẽ và không có mùi
Trẻ nên thay quần áo thường xuyên bao gồm tất, giày và đồ lót. Khi mồ hôi đọng lại lâu, vi khuẩn phát triển mạnh trong điều kiện mồ hôi cũng nhân lên với tốc độ nhanh chóng. Vì quần áo của bạn hấp thụ độ ẩm một cách tự nhiên mà cơ thể bạn tạo ra, mặc cùng một bộ quần áo trong một thời gian dài có thể có hại hơn là tốt. Đầu tiên, quần áo sẽ nhanh hỏng khi tiếp xúc với mồ hôi liên tục. Nhất là khi trẻ vận động quá nhiều.
Thứ hai, cơ thể bạn sẽ gặp rắc rối về da như mụn trứng cá và thậm chí là nhiễm trùng da. Trẻ em bị ra mồ hôi nhiều có thể gây tê lạnh chân và viêm phế quản. Thay quần áo là một giải pháp dễ dàng và sạch sẽ cho trẻ.
3. Hướng dẫn con ghi lại nhật ký về việc ra mồ hôi:
Việc ghi nhật ký giúp con bạn kiểm soát được việc ra mồ hôi do những nguyên nhân nào, tình huống và thời điểm nào một cách rõ ràng. Từ đó giúp trẻ kiểm soát tốt hơn và để tiện sắp xếp các công việc hoạt động của cá nhân. Ví dụ như trẻ bối rối khi thuyết trình sẽ phải bôi kem chống mồ hôi trước thời điểm đó để giảm việc tăng tiết. Con bạn sẽ có được sự chuẩn bị về tinh thần cho việc mồ hôi sẽ ra tự nhiên vào thời điểm đó.
Nếu như những thói quen trên vẫn không làm giảm được tình trạng ra mồ hôi của con bạn thì bạn có thể tham khảo các phương pháp khác như:
- Tiêm Botox giảm ra mồ hôi ở tay, nách.
- Cắt hạch giao cảm
- Sử dụng phương pháp điện di ion bằng máy Ionomat.
Tuy nhiên trên thế giới hiện nay sử dụng phương pháp chữa ra mồ hôi bằng Máy điện di Ion khá nhiều do tính an toàn và hiệu quả. Thiết bị này đạt tiêu chuẩn Châu Âu và được kiểm định nghiêm ngặt về y khoa. Tại Việt Nam, bệnh viện Da liễu và Bệnh viện Việt Pháp đang áp dụng phương pháp này trong điều trị cho bệnh nhân. Bạn có thể tìm hiểu về thiết bị này tại Công ty TNHH Laven Việt Nam - Công ty Phân phối chính hãng máy trị ra mồ hôi Dermadry. Hotline: 076.6161.369
Nguồn:
- Nordqvist, C. (2017, December 21). Hyperhidrosis: Symptoms, causes, diagnosis, and treatment. Retrieved May 14, 2018, từ medicalnewstoday
- Pariser, D. M. (2014). Hyperhidrosis (4th ed., Vol. 32). Amsterdam: Elsevier Pub. Co., 2014. Retrieved
- Kamudoni, P., Mueller, B., Halford, J., Schouveller, A., Stacey, B., & Salek, M. (2017, June 8). The impact of hyperhidrosis on patients' daily life and quality of life: A qualitative investigation. Retrieved May 21, 2018 từ biomedcentral
Xem thêm: