Những điều bạn nên biết khi sử dụng Máy đo huyết áp cơ, huyết áp đồng hồ

Ngày đăng: 29/03/2019 07:13AM | Lượt xem: 865

Máy đo huyết áp cơ là loại thiết bị kiểm tra huyết áp được giới chuyên khoa bác sĩ sử dụng một cách phổ biến hơn máy đo huyết áp điện tử. Vậy tiêu chí nào để loại máy đo huyết áp này được sử dụng nhiều và có điểm gì khác so với Máy đo huyết áp điện tử. Chúng ta cùng tìm hiểu thông tin sau:

Máy đo huyết áp cơ là gì:

Máy đo huyết áp cơ học thường được các bác sĩ y khoa sử dụng phổ biến tại các cơ sở y tế, bệnh viện hoặc phòng khám. Cơ chế hoạt động của Máy đo huyết áp cơ  dựa trên nguyên lý tạo áp suất trên băng cuốn khi bơm hơi, việc này sẽ tác động làm kim chỉ huyết áp thay đổi, cảm biến cơ mạch trong băng cuốn để cho ra kết quả huyết áp chính xác nhất.

Những ưu điểm khi sử dụng Máy đo huyết áp cơ:

- Cho kết quả đo chính xác cao ở mức sai số thấp.

- Thiết kế thường nhỏ gọn và chi phí rẻ, giao động khoảng vài trăm nghìn. 

- Có độ bền cao, dễ di chuyển và chịu được sự thay đổi về thời tiết, độ ẩm mà không dẫn đến sai số. 

Máy đo huyết áp cơ thường cho kết quả huyết áp chính xác, ít sai số

Máy đo huyết áp cơ thường cho kết quả huyết áp chính xác, ít sai số

Điểm hạn chế khi sử dụng Máy đo huyết áp cơ so với máy đo huyết áp điện tử:

Nếu như Máy đo huyết áp điện tử chỉ cần đeo bao cuốn và bấm 1 nút bấm trên máy để máy tự động đo thì Máy đo huyết áp cơ vốn là loại máy đo huyết áp truyền thống nên các tính năng hiện đại không có.

Máy đo huyết áp cho ra 2 chỉ số: Chỉ số trên (Chỉ số huyết áp tâm thu) và chỉ số dưới (Chỉ số huyết áp tâm trương) và nhịp tim.

Đây được giới bác sĩ và người có kinh nghiệm sử dụng vì có kết quả chính xác cao nhưng lại không dễ dùng, người không có kinh nghiệm sử dụng, không có chuyên môn sẽ khó đo và không nhận biết được kết quả.

Việc bơm hơi và xả hơi của bóp bóng đồng hồ cần được điều chỉnh của chuyên môn để cho kết quả chính xác. 

Sử dụng cùng với tai nghe huyết áp chuyên dụng để biết lấy chỉ số vào thời điểm nào.

Cách sử dụng Máy đo huyết áp cơ:

Bước 1: Đeo bao cuốn vào phần cánh tay, mép dưới của bao cuốn ở trên nếp khuỷu tay từ 2,5 đến 5 cm, cuốn nhẹ nhàng, độ bám vào da tay chặt vừa phải, phần bao cuốn thường vừa đủ 1 ngón tay nhét vào, bàn tay người được đo ở tư thế ngửa.

Bước 2: Đeo tai nghe vào và đặt phần loa lên động mạch cánh tay (điểm 1/3 trong nếp khuỷu tay). Bắt đầu Bơm bóp bóng đến khi không còn nghe thấy tiếng đập của động mạch thì bạn bơm bóp bóng thêm 30 mmHg (lúc này ở cánh tay có xuất hiện sự căng tức) thì bắt đầu xả hơi bằng nút vặn nhỏ ngay đồng hồ đo.

Cách đo huyết áp bằng máy huyết áp cơ

Cách đo huyết áp bằng máy huyết áp cơ

Cách nghe và nhận biết chỉ số huyết áp:

Tiếng đập mạnh đầu tiên mà bạn nghe thấy được gọi là Huyết áp tối đa (huyết áp tâm trương).

Tiếng đập cuối cùng mất đi được gọi là Huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm thu).

Bạn nên thường xuyên đo huyết áp để có thể biết sự ổn định huyết áp của bạn thân và đưa ra kế hoạch ăn uống cũng như tập luyện khoa học để giữ cho sức khỏe tốt dài lâu. 

Dưới đây là bảng phân loại chỉ số Huyết áp theo Tổ chức Y tế thế giới WHO và Hiệp hội cao huyết áp thế giới (ISH) đã đưa ra:

Phân loại Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương
mmHg kPa mmHg kPa
Bình thường 90–119 12–15.9 60–79 8.0–10.5
Tiền tăng huyết áp 120–139 16.0–18.5 80–89 10.7–11.9
Giai đoạn 1 140–159 18.7–21.2 90–99 12.0–13.2
Giai đoạn 2 ≥160 ≥21.3 ≥100 ≥13.3
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc ≥140 ≥18.7 <90 <12.0
Nguồn: Hiệp hội Tim Hoa Kỳ (2003).
Dựa trên chỉ số huyết áp này bạn sẽ biết rõ mình có mắc bệnh huyết áp hay không để có phương pháp thích hợp cho việc điều trị và đảm bảo sức khỏe lâu dài.

Có thể bạn quan tâm:

Bình luận bài viết
Tin mới

Các tin khác

076 6161 369