Tăng tiết mồ hôi vùng đầu mặt và cách điều trị
“Bị ra mồ hôi quá nhiều ở mặt và đầu khiến mái tóc ướt bết, son phấn cũng trôi nhòe nhoẹt khiến tôi cảm thấy xấu hổ và tự ti vô cùng. Chỉ cần vận động một chút là mồ hôi chảy ròng trên trán và chảy xuống dưới mặt. Tôi không còn dám trang điểm khi đi gặp bạn bè và hạn chế ở ngoài trời khi nóng. Tại sao tôi lại bị đổ mồ hôi ở mặt và đầu như thế? Đó có phải là bình thường không?" Hi vọng bài viết dưới đây sẽ trả lời giúp bạn về tình trạng ra mồ hôi nhiều ở đầu, mặt và những vùng khác trên cơ thể (còn gọi là chứng Tăng tiết mồ hôi).
Vì sao bị ra mồ hôi đầu và mặt nhiều
Khi làm việc, chơi thể thao hoặc vận động dưới thời tiết nắng nóng, cơ thể sẽ tự làm mát bằng cách đổ mồ hôi. Nhưng nếu mồ hôi ra quá mức và không dừng lại theo sự điều tiết của cơ thể, điều này không chỉ gây khó chịu về tinh thần mà còn ảnh hưởng đến thể chất của người bệnh. Tùy cơ địa mỗi người, có trường hợp ra nhiều ở tay chân, nách hoặc ở trên đỉnh đầu.
Ra mồ hôi đầu mặt khiến bạn ngại giao tiếp và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống
Nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi có thể chia thành 2 dạng:
Tăng tiết mồ hôi ở đầu nguyên phát
Cơ thể tự bài tiết ra nhiều mồ hôi mà không chịu bất cứ sự tác động nào từ một bệnh lý hoặc triệu chứng nào khác. Nhiều bằng chứng khoa học đã chứng minh rằng, sự rối loạn hoạt động trong hệ thống thần kinh thực vật do di truyền chính là yếu tố gây khởi phát bệnh đổ mồ hôi nhiều. Ban đầu, tình trạng này không nguy hiểm nhưng nó có thể gây bất tiện và khó chịu trong sinh hoạt. Nhưng lâu dần sẽ ảnh hưởng đến nhịp tim, nhịp thở, tăng tiết dịch vị dạ dày, tinh thần căng thẳng và tính cách cũng trở nên thiếu điềm đạm...
Những yếu tố kích thích do nóng nực hoặc do xúc động mạnh, stress tâm lý, căng thẳng lo âu.. sẽ làm tăng tiết mồ hôi trên toàn cơ thể, ngay cả khi là mùa rét cũng chảy mồ hôi.
Tăng tiết mồ hôi ở đầu thứ phát
- Do tác dụng phụ của một loại thuốc điều trị hoặc một chứng bệnh nào đó.
- Một số thuốc an thần kinh, điều trị khô miệng, huyết áp, thuốc kháng sinh.. có thể làm tăng nguy cơ bị đổ mồ hôi đầu.
- Sự thay đổi nồng độ hormon – nội tiết tố có thể dẫn đến đổ mồ hôi thứ cấp. Nhiều chị em phụ nữ bị đổ mồ hôi ở vùng đầu và mặt nhiều hơn các vị trí khác trên cơ thể trong thời kỳ mang thai hoặc giai đoạn mãn kinh. Cường giáp cũng có thể khiến bạn phải gánh chịu tình trạng đổ mồ hôi trên mặt và khắp cơ thể.
- Đổ mồ hôi mặt do mắc bệnh tim. Nhiều người đột nhiên bị vã mồ hôi hột ở trên đỉnh đầu, chảy thành từng giọt ròng ròng xuống mặt.. có thể là dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Đổ mồ hôi có thể kèm theo dấu hiệu chóng mặt, đau ngực hoặc khó thở khi đang hoạt động, làm việc gắng sức.
- Những người trong giai đoạn sớm của bệnh Parkinson thường xuyên bị đổ mồ hôi đầu, do tổn thương hệ thần kinh đã làm hạn chế khả năng điều chỉnh hoạt động của các tuyến mồ hôi.
- Một số bệnh lý khác như ung thư, lao phổi, nhiễm trùng nặng cũng có thể gây đổ mồ hôi ngoài sự kiểm soát của cơ thể.
Một số phương pháp tự nhiên có thể giảm việc ra mồ hôi ở đầu, mặt
Nếu bị đổ mồ hôi đầu quá nhiều một cách đột ngột, bất thường, tốt nhất bạn nên tới chuyên khoa thần kinh hoặc nội tiết để được thăm khám, tìm ra chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời. Tình trạng đổ mồ hôi sẽ chấm dứt nếu các bệnh lý chính được kiểm soát tốt.
Trong những trường hợp đổ mồ hôi không rõ nguyên nhân hoặc do rối loạn thần kinh thực vật, một số giải pháp sau sẽ giúp bạn ngăn mồ hôi bài tiết hiệu quả:
- Nên lựa chọn những thực phẩm nhiều chất xơ từ ngũ cốc nguyên hạt (lúa mì, gạo lứt... ), đậu nành, các loại trái cây, rau màu xanh đậm có tính mát như rau bina, bí đao...
- Nước ép dưa chuột, bí đao cũng rất tốt với người bị đổ mồ hôi nhiều. Dưa chuột là một chất làm se tự nhiên, nó giúp chữa bệnh đổ mồ hôi trên khuôn mặt quá mức khi được sử dụng thường xuyên. Nước ép có thể để trong tủ lạnh để uống hoặc thoa lên vùng da mặt cho đến khi khô, sau đó rửa sạch bằng nước bình thường, và nên thực hiện 2 lần một ngày.
- Hạn chế các loại đồ ăn nhiều muối, đường, dầu mỡ béo, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng như tiêu, tỏi, ớt, mù tạt... Nên uống bổ sung đầy đủ nước nhưng cần tránh các đồ uống gây kích thích đổ mồ hôi như trà đặc, cafe, rượu bia...
- Điều chỉnh lối sống sinh hoạt: tránh thức khuya, căng thẳng, stress vì điều này làm mồ hôi đổ nhiều hơn. Nên ngủ đủ giấc, cân đối thời gian để nghỉ ngơi, tập luyện thể dục đều đặn. Điều tiết cảm xúc bằng các động tác đứng hít sâu thở chậm cũng là liệu pháp hữu hiệu khi bị đổ mồ hôi nhiều.
- Phương pháp hiệu quả giữ cho khuôn mặt trang điểm được lâu hơn với người bị đổ mồ hôi nhiều ở mặt: Dùng một cục đá lạnh và bọc trong lớp vải màn. Lau sạch mặt bằng nước đá 23 lần trong ngày, nước đá lạnh sẽ làm đóng và se khít lỗ chân lông để ngăn đổ mồ hôi.
- Hạn chế sử dụng các loại kem dưỡng da, đặc biệt là trong mùa hè bởi chúng có thể có xu hướng làm tình trạng đổ mồ hôi nặng hơn và gây mụn trứng cá. Thay vào đó có thể sử dụng một số loại phấn bột – thấm hút mồ hôi trên khuôn mặt hàng ngày.
Các phương pháp điều trị mồ hôi vùng đầu mặt theo Tăng tiết mồ hôi của y khoa trên thế giới:
Tăng tiết mồ hôi vùng đầu mặt thường không phổ biến và các phương pháp trị liệu cho vùng này là hạn chế. Bạn có thể lựa chọn cách điều trị tại chỗ, phương pháp ngâm máy điện di ion điều trị tại nhà hoặc sử dụng phương pháp tiêm độc tố Botulinum và phẫu thuật. Các dữ liệu về những điều trị riêng biệt này đối với tăng tiết mồ hôi vùng đầu mặt còn hạn chế.
a. Phương án 1: Các chất chống tiết mồ hôi tại chỗ là liệu pháp đầu tiên dựa trên sự an toàn và dễ dàng sử dụng.
Các chất chống tiết mồ hôi: Các thuốc chống tiết mồ hôi không cần kê đơn hoặc kê đơn có thể được sử dụng để điều trị ban đầu đối với tăng tiết mồ hôi vùng đầu mặt. Chúng ta thường kê đơn Aluminum chloride hexahydrate 20%. Tuy nhiên, sự kích ứng có thể là một yếu tố giới hạn đối với điều trị vùng mặt.
b. Phương án thứ 2: Các lựa chọn điều trị hiệu quả ở hàng lựa chọn thứ hai cho ra mồ hôi vùng đầu mặt bao gồm tiêm độc tố Botulinum và sử dụng các tác nhân hệ thống. Các tác dụng phụ của những liệu pháp này nên được cẩn trọng và thảo luận với bệnh nhân trước khi điều trị.
Mồ hôi vùng mặt đầu chiếm tỷ lệ thấp nhưng thực sự khiến cuộc sống của bạn trở nên mệt mỏi
Độc tố Botulinum:
Sự cải thiện theo sau điều trị với độc tố Botulinum được ghi nhận ở các bện nhân điều trị ra mồ hôi vùng đầu mặt ở các nghiên cứu không đối chứng và các báo cáo trường hợp lâm sàng. Liệu pháp độc tố Botulinum đối với tăng tiết mồ hôi vùng đầu mặt nên được tiến hành cẩn thận nhằm tránh những khuyết tật chức năng hoặc thẩm mỹ thứ phát đến suy yếu cơ vô ý.
Sử dụng thuốc uống: Glycopyrrolate: là một tác nhân anticholinergic được sử dụng để điều trị tăng tiết mồ hôi vùng đầu mặt.. Glycopyrrolate uống và Oxybutynin uống, được sử dụng đối với tăng tiết mồ hôi vùng đầu mặt. Những thuốc này có một tỉ lệ đa tác dụng phụ liên quan đến tác dụng của anticholinergic của chúng.
Phương án 3: Ngâm máy điện di ion (iontophoresis):
Đây là phương pháp điều trị ra mồ hôi được đánh giá là an toàn và phổ biến hiện nay đối với chứng tăng tiết mồ hôi. Trước đây, phương pháp này chỉ thiết kế cho điều trị với chứng ra mồ hôi nhiều ở tay chân, nách. Những năm gần đây, thiết bị này đã phát triển thêm nhiều tính năng để hướng tới việc điều trị cho những bệnh nhân đặc thù ra mồ hôi ở các những vùng ít gặp như lưng, bụng, đầu, mặt.
Phương pháp điều trị vô cùng đơn giản và đã được chứng minh an toàn đối với sức khỏe con người. Chỉ cần làm ướt tấm đeo mặt hay trán và gắn với thiết bị. Bật nút và điều trị trong khoảng từ 10-15 phút để có kết quả khô trong 1-2 tuần điều trị.
Phương án 4: Phẫu thuật nội soi cắt hạch giao cảm ngực (ETS): ETS là một lựa chọn đối với các bệnh nhân tăng tiết mồ hôi vùng đầu mặt nặng nề mà không thể kiểm soát với các liệu pháp khác. Tuy nhiên, các tác dụng phụ dai dẳng như tiết mồ hôi bù trừ và hội chứng Horner có thể là hệ quả của ETS.
Trên đây là các cách có thể điều trị cũng như giảm tình trạng ra mồ hôi ở mặt, đầu. Bạn biết thêm cách nào khác hãy chia sẻ với chúng tôi về email: lavenmed@gmail.com hoặc cần tư vấn hỗ trợ vui lòng gọi Hotline: 076.6161.369.
Nguồn: sweathelp.org
Xem thêm: